Thực dưỡng không chữa khỏi bệnh ung thư, người bệnh chớ nên “mù quáng”

0
414
Thực dưỡng không chữa khỏi bệnh ung thư, người bệnh chớ nên mù quáng - 1

UTP chia sẻ Thực dưỡng không chữa khỏi bệnh ung thư, người bệnh chớ nên “mù quáng”,

“Thực dưỡng chữa khỏi ung thư” là phương pháp không ít gia đình tin theo để rồi tiền mất, tật mang, người bệnh lỡ giai đoạn vàng điều trị, thậm chí tử vong.

Tin vào thực dưỡng, nhận hậu quả đau lòng

Được chẩn đoán ung thư máu nhưng không điều trị tại bệnh viện mà đặt niềm tin vào lời quảng cáo “chỉ cần chữa bệnh bằng thực dưỡng, bé chắn chắn khỏi bệnh”, mới đây, một bé gái chưa đầy 3 tuổi đã tử vong trong sự xót thương của nhiều người và nỗi ân hận vì sự cả tin của cha mẹ. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo đối với những người bệnh đang điều trị bệnh ung thư, đừng “mù quáng” tin vào phương pháp không có cơ sở khoa học.

Được biết em bé này có các dấu hiệu xuất huyết dưới da. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chẩn đoán là “theo dõi Lơ xê mi cấp” – ung thư máu dạng cấp. Sau đó, bệnh viện đề nghị chuyển sang Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương để điều trị tiếp. Tuy nhiên, mẹ của bé đã quyết định bỏ bệnh viện và tìm đến một nhân vật bán hàng thực dưỡng trên mạng để “điều trị” một thời gian.

Người bán quả quyết rằng ung thư máu ở trẻ em là thách thức đối với Tây y chứ với thực dưỡng thì chẳng khó khăn gì. Người bán còn nhiều lần khẳng định: Nếu tuân theo thực dưỡng ngay ở giai đoạn đầu, khi chưa bị tây y can thiệp gì cả thì cơ hội cứu sống cháu bé gần như chắc chắn.

Đọc thêm  Dấu hiệu, tiên lượng bệnh ung thư vòm họng

Cách “điều trị” cho cháu bé là nhai gạo sống, ăn cơm lứt với tương tekka, nhai trà thất vị (một loại trà gồm nhiều loại gạo và đậu rang lên, nấu nước, do chính người bán tự pha chế từ các nguyên liệu thực dưỡng), ăn tương sắn dây. Người mẹ cũng phải ăn theo “số 7” (chế độ ăn chỉ bao gồm cơm lứt muối vừng) trong khi cho con bú. Người bán cũng giải thích kỹ: đến khi nào các vết bầm biến mất hoàn toàn nghĩa là cháu đã khỏi bệnh, vì những chỗ bầm tím là dấu hiệu cho biết tình trạng máu độc hay sạch (bầm đen là máu độc, hết bầm là máu sạch).

Đánh trúng tâm lý của bậc làm cha mẹ: Con có bệnh thì “vái tứ phương”, những lời quảng cáo đầy hấp dẫn và quá quyết như vậy đã nhận được niềm tin của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng may mắn để dừng lại kịp thời và đến bệnh viện để tiếp tục điều trị. Câu chuyện đau lòng của bé gái trên là ví dụ điển hình.

Thực dưỡng không chữa khỏi bệnh ung thư, người bệnh chớ nên mù quáng - 1

Đừng tin vào quan điểm thực dưỡng bỏ đói tế bào ung thư

Thời gian qua, còn nhiều câu chuyện đáng tiếc khác được cảnh báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về những trường hợp tin vào thực dưỡng, tập thiền, điều trị ung thư. Tuy nhiên, chia sẻ tại chương trình tư vấn trực tuyến “Tư vấn tâm lý và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư”, GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K cho biết: Trong cơ thể của bệnh nhân ung thư, tồn tại song hành cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, chúng phát triển bằng các nguồn thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể. Hiểu một cách đơn giản: Bất kì loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống chúng ta thì cũng nuôi sống tế bào ung thư. Việc kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm, protein… chỉ ăn thực dưỡng, ăn chay trường mà nghĩ rằng nó có thể giết chết tế bào ung thư và khỏi bệnh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học.

Đọc thêm  Ba dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo ung thư thận

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Ung thư là một bệnh mãn tính, trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan khởi phát bệnh và có thể di căn đến các vị trí khác, gây ra một loạt các biến chứng, trong đó có tác động tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng. Đồng thời, tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh. Do vậy, hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư có tác dụng hồi phục tình trạng suy mòn/suy dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến ung thư.

Cùng với đó, các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch… có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân. Mục tiêu dinh dưỡng trong thời gian này là duy trì cân nặng lý tưởng và áp dụng một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, sửa chữa, phục hồi và điều trị bệnh. Mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau, đặc biệt là với người bệnh ung thư. Do đó, bệnh nhân ung thư nên đến gặp bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng để thiết lập cho mình chế độ ăn phù hợp, hiệu quả.

Đọc thêm  Phát hiện “công tắc” biến thuốc thông thường thành vũ khí chống ung thư

Theo vtv.vn

Tác giả: [tac-gia] và UTP tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here