Áp xe răng là một triệu chứng tương đối nguy hiểm cho con người nếu không được điều trị sớm. Vậy áp xe răng là gì và bị áp xe răng nên uống thuốc gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
Mục Lục
Áp xe răng là gì?
- Áp xe răng là một túi mủ có thể hình thành ở các bộ phận khác nhau của răng do nhiễm trùng vi khuẩn. Bệnh áp xe răng là do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng, vi khuẩn từ các mảng bám có trên răng gây ra mủ chân răng hay nướu răng.
- Áp xe răng cũng có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ, khiến men răng bị vỡ ra làm vi trùng len lỏi vào tủy răng, nhiễm trùng răng, gây áp xe răng. Khi mủ nhiều, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây những cơn đau dữ dội, đôi khi có thể lan ra tai hoặc cổ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị áp xe răng
Khi bị áp xe răng, bệnh nhân có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
- Tại vị trí bị áp xe răng sẽ xuất hiện mủ trắng
- Đau nhức răng, nhai thức ăn hoặc cắn mạnh thấy đau, thậm chí là ngậm miệng cũng bị cơn đau nhức hành hạ.
- Nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh
- Có vị đắng trong miệng
- Miệng thở ra có mùi hôi
- Có thể bị sốt, nóng trong người
- Sưng hạch ở cổ
- Cơ thể luôn mệt mỏi
- Sưng cả hàm trên hoặc hàm dưới
Áp xe răng như thế nào luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo một số thuốc chữa áp xe răng được các nha sĩ khuyên dùng dưới đây.
Thuốc đặc trị tốt nhất hiện nay
Áp xe răng nếu không được điều trị sớm tế có thể bạn sẽ gặp nguy cơ gãy răng, nhiễm trùng lây sang răng liền kề, thậm chí là xương mặt hoặc vùng xoang.
Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
- Áp xe răng uống thuốc gì còn tùy thuộc vào từng cơ địa và mức độ sưng tấy, viêm nhiễm của mỗi người bệnh. Theo đó, bác sĩ chỉ định đơn thuốc như sau: thuốc giảm sưng erythromycin 250 mg trong vòng 3 ngày (4 viên/ngày chia làm 2 lần sau khi ăn).
- Nếu trường hợp bị nhiễm trùng quá nặng, bệnh nhân có thể tăng thời gian sử dụng thuốc lên 5 ngày. Trong trường áp xe răng gây đau nhức cho bệnh nhân, có thể sử dụng thuốc thuốc giảm đau paracetamol 500 mg với liều lượng vừa đủ, kết hợp súc miệng nước muối để sát khuẩn và hạn chế cơn đau.
- Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tốt hơn hết là bệnh nhân nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị áp xe răng kịp thời. Ngoài việc kết hợp uống thuốc, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ điều trị tận gốc ổ gây áp xe răng tùy vào trường hợp cụ thể
- Điều trị răng: Trong trường hợp áp xe răng thể nhẹ, bệnh nhân sẽ được làm sạch răng miệng, loại bỏ toàn bộ mô tủy răng gây viêm nhiễm và ổ áp xe bên trong. Sau đó, những ống tủy này sẽ được trám bít lại và bảo vệ bởi phương pháp bọc răng sứ.
- Nhổ răng: Nếu áp xe răng quá nặng, không thể giữ được răng gốc, bệnh nhân được chỉ định nhổ răng và nạo bỏ ổ mủ gây viêm để không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Sau khi vết thương lành, các bác sĩ có thể tiến hành cấy ghép Implant giúp đảm bảo chức năng ăn nhai cho bệnh nhân.
Thông thường, tại trung tâm nha khoa, việc điều trị áp xe răng diễn ra thông qua quá trình làm sạch vùng khoang miệng, loại bỏ sạch các thức ăn – mảng bám trên thân răng và chân nướu. Sau đó, bác sĩ kê đơn thuốc điều trị bệnh tại nhà cùng chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng hợp lý cho bệnh nhân.
Cách phòng tránh
Để hạn chế tình trạng áp xe răng, bạn cần chủ động chăm sóc răng miệng và áp dụng linh hoạt các cách phòng tránh sau đây để bảo vệ răng lợi khỏe mạnh.
- Bạn cần giữ vệ sinh răng miệng thật tốt, dùng chỉ nha khoa kết hợp với nước súc miệng hàng ngày để hạn chế các bệnh lý về răng miệng.
- Đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị kịp thời.
- Hạn chế ăn kẹo, hút thuốc lá vì chúng là nguyên nhân gây sâu răng và tàn phá răng bạn hàng ngày.
- Hạn chế ăn các thức ăn nóng, lạnh, cay, những thức ăn này gây tổn thương nướu, tụt nướu làm mất thẩm mỹ răng miệng.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn một số thông tin hữu ích về bệnh áp xe răng. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về nha khoa, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm.
Xem thêm tại NhathuocLP: https://nhathuoclp.com/thuoc-naphacogyl-100-125-spiramycin-metronidazol/
TS. BS Lucy Trinh là bác sĩ chuyên khoa ung bứu. Hiện đang công tác và làm việc tại bệnh viện ung bứu ; bác sĩ tư vấn tại nhathuoclp.com
Trường Y:
Tốt nghiệp Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2012
Bằng cấp chuyên môn:
Thạc sĩ y khoa tại trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2017
Bác sĩ Lucy Trinh đã tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân ung thư và nghiên cứu chuyên sâu về ung thư, với kiến thức thực tế về điều trị ung thư
Chia sẻ kiến thức về thuốc điều trị ung thư và điều trị ung thư theo từng giai đoạn.
NhaThuocLP.com được nhiều bác sĩ, phòng khám, bệnh viện và hàng ngàn bệnh nhân tin tưởng.