Tổng hợp các thuốc điều trị bệnh co thắt, co giật

0
1589
Tổng hợp các thuốc điều trị bệnh co thắt, co giật
Tổng hợp các thuốc điều trị bệnh co thắt, co giật

Thuốc chống co thắt, co giật là một trong những loại thuốc giảm đau. Để việc dùng thuốc mang lại tác dụng hiệu quả cao, đồng thời ngăn ngừa tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, bệnh nhân nên uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ quy định.

1. Thuốc Atropin

Thuốc thường được sử dụng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối với giao cảm trong nhiều trường hợp như:

  • Loét dạ dày – tá tràng: Thuốc có tác dụng ức chế khả năng điều tiết acid dạ dày
  • Rối loạn hệ tiêu hóa
  • Hội chứng ruột kích thích: Có tác dụng làm giảm tiết dịch và giảm co thắt đại tràng
  • Điều trị tiêu chảy cấp hoặc mạn tính
  • Rối loạn khác như đau quặn thận hoặc đau do co thắt đường mật
  • Điều trị nhịp tim chậm do ngộc độc digitalis
  • Đau do co thắt phế quản

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên chú ý liều lượng và thời gian dùng, tránh thuốc gây tác dụng phụ như:

  • Gây khô mắt do làm giảm tiết dịch
  • Làm giảm đồng tử và làm liệt cơ mi khiến người bệnh không thể nhìn gần, sợ ánh sáng
  • Khô miệng, khó nuốt hoặc khó phát âm
  • Sốt, giảm dịch tiết pử phế quản
  • Ở liều cao, thuốc có thể gây kích thích dẫn đến run rẩy và sau đó chuyển sang ức chế giao cảm, gây ảo giác hoặc hôn mê
  • Thuốc có thể khiến tim đập chanh và sau đó đập nhanh, gây đánh trống ngực hoặc loạn nhịp

2. Thuốc Hyoscine butylbromide

Là nhóm thuốc kê đơn có tác dụng làm giảm co thắt và đau bất thường ở bàng quang, dạ dày và ống tiêu hóa. Thuốc giúp làm giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn in trên bao bì với liều dùng 2 viên nén 4 lần/ngày.

Thuốc Hyoscine butylbromide có thể gây một số phản ứng phụ nghiêm trọng nhưng ít phổ biến như:

  • Khô miệng
  • Loạn nhịp tim
  • Xuất hiện phản ứng dị ứng da như ngứa, đỏ da hoặc nổi mề đay
  • Nổi các vết nhỏ đỏ trên tay và chân

Ngoài các tác dụng phụ này ra, bệnh nhân cũng có thể gặp một số phản ứng phụ hiếm gặp như:

  • Bí tiểu
  • Chóng mặt hoặc có cảm giác khó thở
  • Đau mắt đỏ

Nếu gặp phải các biểu hiện này, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

3. Thuốc Hyoscin

Thuộc nhóm thuốc chống co thắt có tính giãn cơ, giúp làm giãn nở đồng tử, giảm tiết dịch và giảm nhu động ruột, dạ dày. Thuốc thường được sử dụng với mục đích làm giảm cảm giác nôn mửa, buồn nôn hoặc chóng sau khi gây mê và phẫu thuật. Bên cạnh đó, Hyoscin còn được dùng để cải thiện triệu chứng đau co thắt, viêm ruột thừa và hội chứng ruột kích thích.

Đọc thêm  Thuốc Gabapentin điều trị bệnh động kinh hiệu quả

Bên cạnh mặt có lợi, thuốc có thể gây các tác dụng phụ như:

  • Khó thở, sưng môi hoặc lưỡi, nổi phát ban hoặc co thắt cổ họng do dị ứng thuốc
  • Nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường
  • Xuất hiện ảo giác hoặc có hành vi bất thường
  • Phình bụng hoặc trướng bụng thường gặp ở trẻ em

Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng như:

  • Sưng mí mắt
  • Nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng
  • Cảm giác ngứa và nóng rát

4. Thuốc Papaverin

Thuốc thường được chỉ định điều trị với mục đích làm giảm cơn đau do tăng nhu động ruột – dạ dày ở các bệnh lý như viêm dạ dày, viêm đại tràng và viêm ruột. Đồng thời, Papaverin giúp cải thiện triệu chứng co thắt tử cung do viêm thận, viêm túi mật hoặc quặn thận. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng nhằm chống cơn co thắt mạch máu não, làm giãn cơ tim và cải thiện cơn đau thắt ngực, co thắt phế quản do hên hoặc thiếu máu cơ tim,…

Mặc dù độc tính thấp nhưng khi sử dụng Papaverin không đúng liều lượng có thể gây các tác dụng phụ về đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn và chán ăn. Ngoài ra, thuốc còn gây các phản ứng phụ như:

  • Chóng mặt
  • Ngủ gà
  • Nhức đầu
  • An thần
  • Ngủ lịm
  • Viêm gan hoặc quá mẫn gan

Ngoài ra, bệnh nhân nên ngưng ngay việc dùng Papaverin khi bị vàng da, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa hoặc khi kết quả xét nghiệm chức năng gan bị biến đổi.

5. Thuốc Alverine citrate

Có tác dụng điều trị rối loạn co thắt cơ trơn đường tiết niệu – sinh dục, tiêu hóa và đau bụng kinh. Thuốc chống chỉ định dùng ở những đối tượng bị mất trương lực ruột kết, liệt tắc ruột, tắc nghẽn đường ruột hoặc phân đóng chặt trong ruột. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc.

Alverine citrate có thể gây một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn
  • Phát ban
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Phản ứng dị ứng
  • Ngứa

6. Thuốc Nospa

Nospa là nhóm thuốc chống co thắt cơ trơn, không thuộc nhóm kháng cholinergic. Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh đau co thắt dạ dày, cơn đau quặn mật, hội chứng ruột kích thích hoặc co thắt đường mật do viêm đường mật, sỏi mật hoặc viêm túi mật gây nên.

Ngoài ra, Nospa còn được chỉ định dùng nhằm giảm cơn đau co thắt tử cung do co cứng tử cung hoặc đau bụng kinh. Bên cạnh đó, thuốc giúp điều trị đau co thắt đường sinh dục do bệnh viêm bể thận, sỏi thận, viêm bàng quang hoặc sỏi niệu quản.

Thế nhưng, trong quá trình sử dụng Nospa điều trị, người bệnh nên chú ý liều dùng, thời gian cũng như cách sử dụng để tránh những tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn
  • Chóng mắt
  • Đối với dạng dung dịch, tiêm nhanh có thể gây hạ huyết áp

7. Thuốc uống Phenytoin – Thuốc chống động kinh, chống co giật

Thuốc uống Phenytoin được sử dụng để ngăn chặn và kiểm soát cơn động kinh (còn gọi là thuốc chống co giật hoặc thuốc chống động kinh).

Thành phần có trong thuốc chống co giật Phenytoin có tốt không?

Thuốc chống co giật Phenytoin chứa:

Đọc thêm  Thuốc Gabapentin điều trị bệnh động kinh hiệu quả

Phenytoin

Công dụng phòng chống co giật của viên uống Phenytoin có hiệu quả không?

Phenytoin có tác dụng chống lại và làm giảm cơn động kinh co giật toàn bộ, động kinh cục bộ, cơn động kinh liên tục, động kinh tâm thần vận động. Chống loạn nhịp tim tương, làm giảm sức co bóp tim, điều hòa nhịp tim, cải thiện dẫn truyền nhĩ – thất, đặc biệt trong trường hợp bị nhiễm độc digitalis.

Liều dùng khuyến nghị đối với thuốc chống co giật Phenytoin

Thuốc chống co giật Phenytoin được sử dụng như sau:

Liều dùng thông thường cho người lớn bị động kinh

Uống (ngoại trừ hỗn dịch) liều nạp: Chỉ khi có chỉ định cho bệnh nhân nội trú.

1 g, uống chia 3 lần uống (400 mg, 300 mg, 300 mg) trong mỗi 2 giờ. Sau đó, liều duy trì bình thường bắt đầu 24 giờ sau liều nạp đầu tiên.

Liều khởi đầu: 100 mg phóng thích chậm uống 3 lần một ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em động kinh

Trạng thái động kinh:

Liều nạp: Trẻ sơ sinh, trẻ em: Tiêm tĩnh mạch 15-20 mg/kg với một liều duy nhất hoặc chia thành các liều.

Chống co giật:

Liều nạp:Ở mọi lứa tuổi: 15-20 mg/kg đường uống (dựa trên nồng độ phenytoin và tiền sử dùng thuốc gần đây). Các liều uống nên được chia làm 3 lần dùng mỗi 2-4 giờ.

Chống co giật:

Liều duy trì: (Tiêm tĩnh mạch hoặc uống) (Lưu ý: Có thể ban đầu chia liều hàng ngày thành 3 lần/ngày, sau đó điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu cá nhân.)

Thông thường: Tiêm tĩnh mạch 5-8 mg/kg/ngày chia 2 lần (có thể cần liều mỗi 8 giờ).

Lớn hơn hoặc bằng 4 tuần tuổi: khởi đầu: 5 mg/kg/ngày chia thành 2-3 liều.

8. Viên uống Carbamazepin 200 mg – Thuốc chống co giật, động kinh của Danapha Việt Nam

Viên uống Carbamazepin 200 mg thuộc nhóm ETC, là thuốc viên chuyên được sử dụng để chống co giật và động kinh đến từ thương hiệu Danapha Việt Nam

Thành phần có trong thuốc viên Carbamazepin 200 mg

Thuốc chống co giật Carbamazepin 200 mg bao gồm:

  • Carbamazepin
  • Tá dược (Tinh bột sắn, Lactose monohydrat, Povidon K30, HPMC K100, Magnesi stearat, Aerosil)

Công dụng phòng chống co giật của viên uống Carbamazepin 200 mg

Carbamazepin 200 mg có tác dụng như sau:

  • Hỗ trợ cai nghiện rượu.
  • Phòng ngừa hoặc làm giảm sự tái phát của cơn hưng cảm cấp và điều trị duy trì các rối loạn cảm xúc lưỡng cực
  • Đau dây thần kinh sinh ba tự phát và đau dây thần kinh sinh ba do bệnh xơ cứng rải rác.
  • Bệnh thần kinh do đái tháo đường gây đau.
  • Đái tháo nhạt trung ương. Đa niệu và khát nhiều có nguồn gốc hormon thần kinh.

Liều dùng khuyến nghị đối với thuốc chống co giật Carbamazepin 200 mg

Cách sử dụng viên uống Carbamazepin hợp lí:

  • Người lớn : 100-200 mg x 1-2 lần/ngày, tăng liều dần dần tới khi đạt được liều đáp ứng tối đa (thường với liều 400 mg x 2-3 lần/ngày) ; 1600 mg hoặc thậm chí 2000 mg/ngày có thể được chỉ định cho một vài bệnh nhân.
  • Trẻ em: 10-20 mg/kg cân nặng hàng ngày.
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi : 100-200 mg/ngày.
  • Trẻ từ 1 đên 5 tuổi: 200-400 mg/ngày.
  • Trẻ từ 6 đến 10 tuổi: 400-600 mg/ngày.
  • Trẻ từ 11 đến 15 tuổi: 600-1000 mg/ngày.

Ở trẻ nhỏ 4 tuổi hoặc thấp hơn nên bắt đầu điều trị với liều 20-60 mg/ngày, tăng liều 20-60 mg mỗi ngày.

Đọc thêm  Thuốc Gabapentin điều trị bệnh động kinh hiệu quả

9. Thuốc tiêm Depakine điều trị co giật và động kinh

Thuốc tiêm Depakine dùng trong những trường hợp bị co giật, động kinh và một số dạng bệnh liên quan đến hệ thần kinh khác.

Thành phần có trong thuốc tiêm chống co giật Depakine

Thuốc chống co giật Depakine bao gồm:

  • Depakine

Công dụng phòng chống co giật của thuốc tiêm Depakine

Carbamazepin 200 mg có tác dụng như sau:

  • Giảm thiểu các cơn đau kịch phát ở người bệnh đau dây thần kinh tam thoa, người đang cai rượu và bị động kinh.
  • Tăng ngưỡng động kinh, làm giảm nguy cơ co cứng và giảm các triệu chứng cai nghiện rượu.

Liều dùng khuyến nghị đối với thuốc chống co giật Depakine

Hướng dẫn sử dụng dung dịch tiêm Depakine:

Nồng độ hiệu quả trong huyết thanh trong khoảng 40-100 mg/l (300-700 mmol/l).

10. Viên uống chống động kinh co giật Valium Diazepam

Valium Diazepam là thuốc viên có tác dụng an thần, điều trị các triệu chứng cai rượu và co giật. Thuốc này còn được dùng để giảm co thắt cơ và giảm đau trước các thủ thuật y khoa. Diazepam thuộc nhóm thuốc benzodiazepine, tác động lên não bộ và dây thần kinhđể ngăn chặn, hạn chế và chữa trị cơn động kinh,…

Thành phần có trong thuốc chống co giật Valium Diazepa có tốt không?

Thuốc viên uống Valium Diazepam chứa:

  • Diazepa

Công dụng phòng chống co giật của viên uống Valium Diazepa

Valium Diazepa có tác dụng như sau:

  • Viên uống Valium Diazepa dùng để xử lí trạng thái động kinh, xử trí cấp cứu cơn động kinh tái phát, co giật do sốt cao, co giật do cai rượu hoặc cai ma tuý, rối loạn lo âu và mất ngủ.

Liều dùng khuyến nghị đối với thuốc viên uống Valium Diazepa

Thuốc chống co giật Valium Diazepa được sử dụng như sau:

Liều dùng thông thường cho người lớn để an thần

Đối với thuốc uống dùng 2 đến 10 mg, 2 đến 4 lần một ngày;

Đối với thuốc tiêm dùng 2 đến 5 mg hoặc 5 đến 10 mg cho một liều. Có thể lặp lại sau 3 đến 4 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn để điều trị hội chứng cai rượu

Đối với thuốc uống dùng 10 mg, 3 đến 4 lần suốt 2 giờ đầu tiên.

Đối với thuốc tiêm dùng 5 đến 10 mg một lần. Có thể lặp lại sau 3 đến 4 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn để điều trị co thắt cơ bắp

Đối với thuốc uống dùng 2 đến 10 mg 3 đến 4 lần một ngày

Đối với thuốc tiêm dùng 5 đến 10 mg khởi đầu, kế đó 5 đến 10 mg trong 3 đến 4 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn để điều trị co giật

Đối với thuốc uống dùng 2 đến 10 mg 2 đến 4 lần/ngày.

Xem thêm tại NhathuocLP: https://nhathuoclp.com/thuoc-drotaverin/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here