Thuốc Scanneuron là thuốc bổ sung vitamin cho cơ thể có thành phần chính là Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin B12. Scanneuron ngăn ngừa và điều chỉnh các bệnh do thiếu hụt vitamin B như Scanneuron Forte, Trivitamin B Complex, Nat B,… tuy nhiên với mỗi bệnh nhân khác nhau thì lại phù hợp với từng thuốc khác nhau
Mục Lục
Hình thức hoạt động của Scanneuron
Thuốc là sự kết hợp ở liều cao của các vitamin hướng thần kinh. Cơ chế hoạt động của Scanneuron để duy trì khả năng chịu đựng của cơ thể trong suốt thời gian bệnh và làm việc quá sức về thể chất lẫn tinh thần.
- Vitamin B1 cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrat. Thiếu hụt vitamin B1 gây ra bệnh beri-beri và hội chứng bệnh não Wernicke. Các cơ quan chính bị ảnh hưởng do thiếu hụt thiamin là hệ thần kinh ngoại biên, hệ tim mạch và hệ tiêu hóa.
- Vitamin B6 được biến đổi nhanh thành coenzym pyridoxal phosphat và pyridoxamin phosphat, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa protein. Trẻ thiếu vitamin B6 sẽ có khả năng bị co giật và thiếu máu nhược sắc.
- Vitamin B12 cần thiết cho quá trình tổng hợp nucleoprotein và myelin, tái tạo tế bào, tăng trưởng và duy trì quá trình tạo hồng cầu bình thường. Vitamin B12 có thể chuyển hóa thành coenzym B12 trong mô, những chất này cần thiết cho việc chuyển hóa methylmalonat thành succinat va tổng hợp methionin từ homocystein. Khi không có coenzym B12, tetrahydrofolat không thể tái sinh từ dạng dự trữ không có hoạt tính là 5-methyl tetrahydrofolat, dẫn đến thiếu hụt folat có chức năng. Thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến thiếu máu hồng cầu to, tổn thương hệ tiêu hóa và phá hủy hệ thần kinh trước hết là bất hoạt việc tạo myelin, tiếp theo là thoái hóa dần sợi trục thần kinh và đầu dây thần kinh.
Tính chất dược lý của Scanneuron
Dược lực học
Scanneuron là sự kết hợp ở liều cao của các vitamin hướng thần kinh. Thuốc được lựa chọn để duy trì khả năng chịu đựng của cơ thể trong suốt thời gian bệnh và làm việc quá sức cả về thể chất và tinh thần.
- Vitamin B1 cần thiết cho quá trình chuyển hoá carbohydrat. Thiếu hụt vitamin B1 gây ra bệnh beri-beri và hội chứng bệnh não Wernicke. Các cơ quan chính bị ảnh hưởng do thiếu hụt thiamin là hệ thần kinh ngoại biên, hệ tim mạch và hệ tiêu hoá.
- Vitamin B6 được biến đổi nhanh thành coenzym pyridoxal phosphat và pyridoxamin phosphat, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hoá protein. Trẻ thiếu vitamin B6 sẽ có khả năng bị co giật và thiếu máu nhược sắc.
- Vitamin B12 cần thiết cho quá trình tổng hợp nucleoprotein và myelin, tái tạo tế bào, tăng trưởng à duy trì quá trình tạo hồng cầu bình thường. Vitamin B12 có thể chuyển hoá thành coenzym B12 trong mô, những chất này cần thiết cho việc chuyển hoá methylmalonat thành succinat và tổng hợp methionin từ homocystein. Khi không có coenzym B12, tetrahydrofolat không thể tái sinh từ dạng dự trữ không có hoạt tính là 5-methyl tetrahydrofolat,dẫn đến thiếu hụt folat có chức năng. Thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến thiếu máu hồng cầu to, tổn thương hệ tiêu hoá và phá hủy hệ thần kinh trước hết là bất hoạt việc tạo myelin, tiếp theo là thoái hoá dần sợi trục thần kinh và đầu dây thần kinh.
Dược động học
- Vitamin B1 hấp thu qua đường tiêu hoá. Thuốc phân bố rộng rãi trong hầu hết các mô của cơ thể và hiện diện trong sữa mẹ. Trong tế bào, thiamin hiện diện chủ yếu dưới dạng diphosphat. Vitamin B1 không được dự trữ trong cơ thể dưới bất kỳ dạng đáng kể nào, lượng vượt quá nhu cầu cơ thể được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc dưới dạng chất chuyển hoá.
- Vitamin B6 hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá sau khi uống và được biến đổi thành dạng có hoạt tính là pyridoxal phosphat. Những chất này được dự trữ chủ yếu trong gan, nơi có sự oxy hoá tạo thành acid 4-pyridoxic và các chất chuyển hoá không hoạt tính khác được thải trừ qua nước tiểu. Khi tăng liều dùng, lượng lớn hơn tương ứng sẽ được đào thải qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Pyridoxal qua được nhau thai và phân bố vào sữa mẹ.
- Vitamin B12 liên kết với yếu tố nội tại, một glycoprotein được tiết bởi niêm mạc dạ dày và sau đó được hấp thu chủ động qua đường tiêu hoá. Vitamin B12 gắn kết nhiều với các protein huyết tương chuyên biệt được gọi là các transcobalamin; transcobalamin (II) tham gia và quá trình vận chuyển nhanh các cobalamin đến các mô. Vitamin B12 được dự trữ trong gan, thải trừ qua mật và chịu sự chuyển hoá mạnh bởi Chu trình gan ruột; một phần liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, hầu hết trong 8h đầu. Vitamin B12 qua được nhau thai và hiện diện trong sữa mẹ.
Sự tương tác của Scanneuron
Vitamin B1: vitamin B1 làm tăng tác dụng của các thốc ức chế thần kinh cơ.
Vitaimin B6:
- Vitamin B6 làm giảm hiệu quả Levodopa nhưng tương tác này sẽ không xảy ra nếu dùng kèm một chức ức chế enzym dopa decarboxylase.
- Vitamin B6 làm giảm hoạt tính của altretamin, làm giảm nồng độ phenobarbital và phenytoin trong huyết thanh.
- Nhiều thuốc có thể làm tăng nhu cầu vitamin B6 như hydralazin, isoniazid, penicilamin và các thuốc tránh thai đường uống.
Vitamin B12:
- Sự hấp thu vitamin B12 qua đường tiêu hóa có thể bị giảm do neomycin, acid aminosalicylic, các thuốc kháng Histamin H2 và colchicin.
- Nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh có thể giảm khi dùng chung với các thuốc tránh thai đường uống.
Xem thêm:
- Thuốc Scanneuron là gì? Lợi ích của Scanneuron đối với sức khỏe như thế nào?
- Công dụng của Scanneuron và hình thức sử dụng của Scanneuron
- Các rủi ro và biện pháp phòng ngừa của Scanneuron
- Thuốc Scanneuron hỗ trợ điều trị rối loạn về hệ thần kinh
Nguồn uy tín NhathuocLP: https://nhathuoclp.com/thuoc-scanneuron/
TS. BS Lucy Trinh là bác sĩ chuyên khoa ung bứu. Hiện đang công tác và làm việc tại bệnh viện ung bứu ; bác sĩ tư vấn tại nhathuoclp.com
Trường Y:
Tốt nghiệp Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2012
Bằng cấp chuyên môn:
Thạc sĩ y khoa tại trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2017
Bác sĩ Lucy Trinh đã tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân ung thư và nghiên cứu chuyên sâu về ung thư, với kiến thức thực tế về điều trị ung thư
Chia sẻ kiến thức về thuốc điều trị ung thư và điều trị ung thư theo từng giai đoạn.
NhaThuocLP.com được nhiều bác sĩ, phòng khám, bệnh viện và hàng ngàn bệnh nhân tin tưởng.
[…] Tính chất dược lý và Hình thức hoạt động của Scanneuron […]
[…] Tính chất dược lý và Hình thức hoạt động của Scanneuron […]