Dung dịch vệ sinh phụ nữ Lactacyd là dạng dung dịch nước muối sinh lý có tác dụng vệ sinh vùng kín cho cả nam giới và phụ nữ trước khi quan hệ, vệ sinh vùng kín hàng ngày và hỗ trợ, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Thế nhưng không biết dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ Lactacyd thường xuyên có tốt không? Sử dụng lâu dài liệu có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Thành phần và công dụng của Lactacyd
- Thành phần hoạt chất chính: Lá trầu không, nước hoa hồng, acid lactic, lactoserum.
- Với 2 thành phần chính là: lactoserum và acid lactic, giúp bảo vệ môi trường tự nhiên của vùng kín, giảm ngứa, nhiễm trùng, có mùi khó chịu, …
Công dụng:
- Làm sạch vùng kín nhẹ nhàng, thoáng sạch, làm giảm mùi hôi, ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Vệ sinh vùng nhạy cảm trong những ngày đèn đỏ, thời kỳ hậu sản hay đang mang bầu.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục cho cả nữ và nam.
- Dưỡng da, làm giảm tác động lão hóa vùng kín.
- Bổ sung thêm 10% hoạt chất dưỡng ẩm tự nhiên và vitamin E, giúp mềm da và dưỡng ẩm.
Lactacyd dùng cho đối tượng nào?
Lactacyd đã được nghiên cứu độ pH phù hợp với đặc điểm sinh lý của phụ nữ Á Đông, các nhóm đối tượng sử dụng mà sản phẩm Lactacyd hướng tới đó là:
Phụ nữ sau chu kỳ kinh nguyệt
Bạn còn độc thân hay đã có gia đình thì đều nên sử dụng Lactacyd để chăm sóc vùng kín hằng ngày luôn sạch sẽ và phòng tránh các bệnh viêm nhiễm. Hơn nữa, sản phẩm còn giúp mang lại cho bạn cảm giác tự tin trong công việc và khi gần gũi người bạn đời của mình.
Phụ nữ sau khi sinh con
Phụ trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh một vài tháng đầu thường không có kinh nguyệt, thế nhưng vùng kín lại có khá nhiều khí hư. Vì vậy, việc làm sạch vùng kín với dung dịch vệ sinh Lactacyd là điều cần thiết, nhằm tránh gây viêm lộ tuyến hay biến chứng làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Dung dịch sử dụng hằng ngày
Ngăn ngừa viêm nhiễm, cân bằng sinh lý, vệ sinh nhẹ nhàng và bảo vệ vùng kín phụ nữ.
Chống chỉ định
Không được sử dụng sản phẩm cho những trường hợp sau:
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bơm rửa bên trong âm đạo trong thời kỳ mang thai.
Bạn nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ Lactacyd như thế nào?
- Đối với vệ sinh bên ngoài vùng kín hàng ngày: bạn sử dụng như xà bông lỏng và rửa sạch. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn hãy sử dụng sản phẩm thường xuyên, nhất là trong kỳ kinh nguyệt.
- Đối với vệ sinh trong âm đạo: rửa âm đạo 2 lần/tháng.
- Đối với tình trạng viêm nhiễm âm đạo: bạn rửa âm đạo hàng ngày trong khi điều trị bệnh.
- Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình dùng sản phẩm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Dùng Lactacyd thường xuyên có tốt không?
Lactacyd dịu nhẹ, an toàn sẽ khiến bạn yên tâm khi sử dụng. Số lần mỗi ngày có thể thay đổi phù hợp. Ví dụ, trong thời kì kinh nguyệt, bạn nên sử dụng để rửa vùng kín sau mỗi lần thay băng vệ sinh (3 – 4 lần mỗi ngày) giúp ngăn ngừa viêm ngứa và mùi hôi khó chịu. Đặc biệt ở đối tượng phụ nữ trước và sau khi sinh nở, âm hộ ẩm ướt hơn vì thế bạn cũng có thể rửa hơn 1 lần mỗi ngày.
Những tác dụng phụ thường gặp khi dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ Lactacyd
Không nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ Lactacyd vệ sinh vùng kín quá nhiều lần trong ngày. Khi sử dụng dung dịch, nếu thấy vùng kín bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, … cần ngưng sử dụng ngay và nên đến Bác sĩ để khám và điều trị đúng cách vì có thể, bạn đã bị dị ứng hoặc mắc phải tác dụng phụ của dung dịch vệ sinh. Nhiều phụ nữ trẻ, do e ngại việc khám phụ khoa và giấu giếm bệnh khiến viêm nhiễm phụ khoa kéo dài, dẫn đến vô sinh về sau, …
Những điều cần lưu ý trước khi sử dụng
- Bạn cần lưu ý rằng dung dịch này chỉ được dùng để rửa ngoài, không dùng để thụt rửa âm đạo và không dùng để uống.
- Chỉ nên dùng để rửa phụ khoa rửa âm hộ, âm đạo trong một thời gian nhất định nhằm vệ sinh cá nhân hoặc khi nghi ngờ mắc viêm nhiễm phụ khoa. Nếu dùng thường xuyên khi không có dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục, có thể làm chết đi các vi khuẩn có lợi ở bộ phận sinh dục.
- Điều cần lưu ý đó là dùng dung dịch phụ nữ trong các trường hợp: phụ nữ mang thai, đang cho con bú, phẫu thuật, … Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho thai phụ, cần tham khảo thêm ý kiến Bác sĩ, tránh những trường hợp dị ứng hoặc phản ứng phụ không mong muốn.
- Để việc điều trị được hiệu quả, tránh được các tác dụng phụ từ dung dịch vệ sinh. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp, kỹ thuật hiện đại được nhập từ các nước Châu Âu, giúp điều trị triệt để và dứt điểm bệnh lý phụ khoa. Các phương pháp này không những rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm tối đa chi phí, tính thẩm mỹ cao. Không gây đau hay tổn thương, không cần nghỉ dưỡng, … được các Chuyên gia Chuyên khoa nghiên cứu và áp dụng rất thành công trong ngành Y học.
Bạn nên bảo quản Lactacyd như thế nào?
Bạn nên bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ sản phẩm tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Nguồn tham khảo
Lactacyd cập nhật ngày 03/02/2021: https://drugbank.vn/thuoc/Lactacyd-FH&VD-27025-17
Bác sĩ Võ Lan Phương tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2013. Dược sĩ từng có thời gian công tác tại Bệnh viện đại Học Y dược Tp. HCM trước khi là dược sĩ, tư vấn sức khỏe tại Healthy ung thư.
Sở trưởng chuyên môn:
Chuẩn đoán điều trị cho bệnh nhân ung bướu
Nắm vững chuyên môn ngành dược.
Tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe.
Có kinh nghiệm trên 6 năm chẩn đoán và kê đơn.
Kỹ năm nắm bắt và cập nhật các thông tin mới liên quan đến hoạt chất, tá dược, máy móc ngành dược ở Việt Nam và thế giới.
Kỹ năng thực hiện nghiên cứu sản phẩm thuốc
Tinh thần làm việc có trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.
Đọc và hiểu thông thạo tiếng anh ngành dược.
Kinh nghiệm kê đơn điều trị với các loại thuốc đặc trị, điều trị ung thư
Quá trình công tác:
2013-1015: Bác sĩ tại Bệnh viện đại học y dược.
2015 – Đến nay: Bác sĩ, chuyên viên tư vấn sức khỏe, tư vấn thông tin về các loại thuốc đặc trị , điều trị ung bướu tại Healthy ung thư.
Bác sĩ Võ Lan Phương luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe, các dòng thuốc thông dụng, thuốc kê đơn, thuốc đặc trị.