Nghiên cứu mới mở ra khả năng chặn đứng ung thư ở cấp độ phân tử

0
368
Nghiên cứu mới mở ra khả năng chặn đứng ung thư ở cấp độ phân tử - 1

UTP chia sẻ Nghiên cứu mới mở ra khả năng chặn đứng ung thư ở cấp độ phân tử,

UTP Tế bào ung thư có khả năng phân chia không giới hạn để tạo thành khối u. Bằng cách làm gián đoạn quá trình đó, nhóm nghiên cứu kì vọng sẽ tìm ra phương pháp mới để điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

Một nghiên cứu được hiện bởi Trung tâm Sinh học Nhiễm sắc thể, Trường đại học Quốc gia Ireland phối hợp cùng Đại học Zurich đã giải mã nhiều thông tin liên quan đến cách các ADN nhân đôi. Kết quả này được xem là kho tàng kiến thức đầy tiềm năng để phát triển một phương pháp điều trị ung thư mới.

Nghiên cứu mới mở ra khả năng chặn đứng ung thư ở cấp độ phân tử - 1

Theo kết quả được công bố, nhóm tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu 1 loại protein mang tên CDC7, có chức năng kích hoạt quá trình nhân đôi ADN của tế bào ung thư và dần tạo thành khối u.

Một đặc điểm chung của tất cả các loại ung thư là tế bào của chúng có khả năng phân chia không giới hạn để tạo thành khối u. Khi tế bào nhân đôi, đương nhiên các thành phần bên trong chúng, bao gồm cả vật chất di truyền (ADN) cần nhân đôi theo.

Khởi đầu quá trình nhân đôi ADN, CDC7 sẽ có nhiệm vụ kích hoạt cho toàn bộ chu trình được bắt đầu. Nhóm tác giả đã thử nghiệm một loại thuốc có khả năng ức chế CDC7 để nó không thể kích hoạt nhân đôi ADN, từ đó chặn đứng sự nhân đôi của các tế bào ung thư.

Đọc thêm  Các nhà khoa học Nhật Bản giải mã lý do người Châu Á dễ mắc ung thư dạ dày

GS Corrado Santocanale, đại diện nhóm tác giả cho biết:”Trong cuộc chiến với ung thư, các nhà khoa học trên khắp thế giới không ngừng tìm kiếm phương pháp điều trị mới hiệu quả hơn, an toàn hơn. Nhóm của chúng tôi đã chứng minh được CDC7 còn có một vai trò khác ngoài việc kích hoạt cho bước mở đầu quá trình tổng hợp ADN”.

Nghiên cứu mới mở ra khả năng chặn đứng ung thư ở cấp độ phân tử - 2

Quá trình nhân đôi ADN

Theo phân tích của chuyên gia này, việc liên tục nhân đôi ADN cũng tạo ra một áp lực cho tế bào bào ung thư. Trong trường hợp này, các CDC7 sẽ có nhiệm vụ kết hợp với protein mang tên MRE11 để giải tỏa gánh nặng cho tế bào ung thư, và giúp quá trình nhân đôi nhanh chóng được hồi phục về trạng thái bình thường, nhờ vậy, các khối u vẫn cứ thế lớn dần lên. Tuy nhiên, trong trường hợp loại thuốc mà họ đang thử nghiệm có thể khóa CDC7, khả năng nhân đôi ADN không ngừng nghỉ của tế bào ung thư sẽ gặp vấn đề, bởi chúng bị quá tải.

Được biết, nghiên cứu của GS Corrado Santocanale và cộng sự sẽ có liên quan mật thiết với nhóm các loại ung thư ác tính nhất như: ung thư tuyến tụy, ung thư đại tràng… vốn có tốc độ tăng trưởng nhanh. Do đó, loại thuốc khóa CDC7 sẽ phát huy hiệu quả cao nhất.

Minh Nhật

 Theo MedicalXpress

Tác giả: Minh Nhật và UTP tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here