Làm gì để không bị loét miệng khi hóa trị ung thư

0
373

UTP chia sẻ Làm gì để không bị loét miệng khi hóa trị ung thư,

UTP Viêm niêm mạch miệng hay loét miệng là một tác dụng phụ thường gặp của hóa trị khiến bệnh nhân ung thư đau đớn, khó ăn uống. Tuy nhiên, có thể kiểm soát được tình trạng này.

Hóa chất diệt tế bào ung thư thường nhắm vào các tế bào phân chia nhanh. Tuy vậy, các tế bào của cơ thể người như: tế bào tủy xương, tế bào ở miệng, niêm mạc tiêu hóa, móng tay, tóc… cũng phân chia nhanh nên chịu nhiều ảnh hưởng của hóa chất.

Điều trị hóa chất có thể là một trải nghiệm khó khăn cho nhiều bệnh nhân ung thư bởi những phiền phức do tác dụng phụ của hóa trị mang lại. Trong đó viêm niêm mạc miệng là một tác dụng phụ thường gặp khiến bệnh nhân đau đớn, khó khăn trong ăn uống, giao tiếp cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Nếu viêm nặng người bệnh bắt buộc phải trì hoãn lịch truyền hóa chất. 

Vì thế, xử trí sớm và đúng cách viêm niêm mạc miệng sau hóa trị là vô cùng quan trọng, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ điều trị, điều dưỡng chăm sóc và bệnh nhân. 

Dưới đây bác sĩ Nguyễn Quỳnh Tú, khoa Ung thư tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đưa ra các phương án dự phòng và điều trị viêm niêm mạc miệng bao gồm:

Đọc thêm  Ăn uống thế nào để ung thư không hỏi thăm?

Chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách

 – Đánh răng sau mỗi bữa ăn, tối thiểu 2 lần mỗi ngày

 – Sử dụng bàn chải lông mềm mại và kem đánh răng không có chất ăn mòn (một số kem đánh răng có chất tẩy trắng răng có thể gây kích thích niêm mạc miệng của bạn)

 – Vệ sinh răng giả sau mỗi bữa ăn, hạn chế sử dụng răng giả tối đa trong quá trình điều trị hóa chất (tháo bỏ trong lúc ngủ hay lúc không cần thiết)

 – Súc miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ bằng dung dịch sôđa, hòa tan 1 thìa muối soda (Natri Bicarbonat, có thể mua ở các hiệu thuốc) trong 2 tách nước (50ml).

 – Không sử dụng các nước súc miệng có chứa cồn hay các chất có khả năng kích ứng niêm mạc miệng khác. Người bệnh nên xem kỹ thành phần nước súc miệng trước khi sử dụng.

– Có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa nếu việc đó không gây đau hay chảy máu

Chăm sóc môi

Người bệnh có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm

Uống nước

Uống tối thiểu 2,5-3 lít nước mỗi ngày.

Lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp

– Thực phẩm mềm, món ăn nhiều nước và dễ nuốt (cháo, súp, canh), hoa quả, món ăn lạnh (kem, sữa chua…);

 – Không ăn các thức ăn rắn, có góc cạnh hoặc quá nóng, hay có gia vị gây kích ứng như quá nhiều muối, ớt, tiêu…

Đọc thêm  Tiến sĩ Harvard chỉ ra một loại canh chống ung thư gồm 4 loại rau củ

– Không ăn các loại hoa quả chua (chứa nhiều axit) như cam, chanh, dứa, cà chua…

– Không uống các loại nước gây kích ứng mạnh niêm mạc miệng như rượu, bia, nước nóng; không hút thuốc lá

– Luôn giữ ẩm niêm mạc miệng bằng một số cách như nhấp từng ngụm nhỏ nước (nước sôi để nguội, nước chè tươi) thường xuyên trong ngày (15-20 phút một lần); nhai kẹo cao su không đường giúp kích thích tiết nước bọt; ngậm viên nước đá nhỏ.

Các phương pháp trên sẽ giúp cho người bệnh tránh được các phiền toái do viêm niêm mạc miệng đem lại, giúp cho việc truyền hóa chất trở nên dễ dàng hơn, nâng cao hiệu quả điều trị. Điều quan trọng là bệnh nhân phải luôn chú ý đến tình trạng sức khỏe răng miệng và báo sớm với bác sĩ điều trị để có được phương pháp điều trị sớm và hiệu quả, tránh để dẫn đến các biến chứng nặng của viêm niêm mạc miệng.

Hà An

Tác giả: Hà An và UTP tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here